Cần “Số hóa dữ liệu bản đồ Nông hóa - Thổ nhưỡng để phục vụ sản xuất nông nghiệp”
Lượt xem: 645

(binhthuan.gov.vn) Để triển khai thực hiện chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất thực hiện dự án “Số hóa dữ liệu bản đồ Nông hóa - Thổ nhưỡng để phục vụ sản xuất nông nghiệp” trong năm 2024.

 

Mục tiêu “Số hóa dữ liệu bản đồ Nông hóa - Thổ nhưỡng để phục vụ sản xuất nông nghiệp” là giúp người nông dân được hiểu rõ tính chất của các loại đất canh tác, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng để chọn cho đất một loại cây trồng phù hợp nhất, điều tiết tỷ lệ phân bón phát huy hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp; từ đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bền vững nhất theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại. Đồng thời, giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát, cập nhật tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với từng loại đất theo các vùng sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các huyện, thị, thành phố. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất theo định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với chế biến theo nhu cầu thị trường.

 

Được biết, hiện nay tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là hơn 700.000 ha, trong đó đất đang sản xuất nông nghiệp hơn 350.000 ha (đất trồng lúa là 55.176,8 ha; đất trồng cây lâu năm là 239.162,2 ha; đất trồng cây hàng năm khác là 62.489,7 ha). Tài nguyên đất của tỉnh đa dạng và khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô hàng hóa lớn.

 

Tuy nhiên, từ trước đến nay, nông dân của tỉnh ta chỉ tập trung khai thác mà không chú trọng tới việc bảo vệ đất đai, thậm chí còn sử dụng các biện pháp canh tác thiếu bền vững; việc sản xuất tự phát, theo kinh nghiệm, thói quen mà chưa có đánh giá cụ thể các điều kiện canh tác, nhất là về đất đai dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng kiệt quệ, nghèo dinh dưỡng. Nếu có đánh giá cụ thể về thực trạng đất đai, nông dân sẽ biết đất sản xuất đang thừa hay thiếu thành phần gì để bổ sung kịp thời. Vì vậy, việc xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất thực tiễn sẽ giúp nông dân các địa phương sử dụng hiệu quả đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất và dần hình thành một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

 

Nguyễn Phương

 

 

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1