Hội thảo “Nhân rộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận”
Lượt xem: 194

(binhthuan.gov.vn) Sáng ngày 26/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đã phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức hội thảo “Nhân rộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận”. Đây cũng là một trong những hoạt động hướng tới Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 – 1/4/2024).

Dự hội thảo có ông Lương Thanh Sơn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản; đại diện lãnh đạo các sở, phòng, ban, đơn vị, địa phương liên quan. Ngoài ra còn có đại diện các Hội cộng đồng ngư dân các xã Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận, Phước Thể, Chí Công, Hòa Thắng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Thanh Sơn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cho biết: Việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường sống của các loài thủy sản là việc quan trọng, cần được ưu tiên. Theo đó, việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản cần phải cân bằng giữa khai thác, nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản. Để làm được điều đó cần có sự chia sẻ trách nhiệm của cơ quan quản lý, của cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp.

Hiện nay toàn tỉnh có 4 tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, với 562 hộ gia đình đăng ký (Phước Thể; Thuận Quý; Tân Thành; Tân Thuận). Trong đó, cộng đồng Thuận Quý, Tân Thành và Tân Thuận đã được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Luật Thuỷ sản năm 2017, với diện tích vùng biển đạt 43,4 km/12,38 km chiều dài bờ biển. Bình Thuận là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo Luật Thủy sản 2017. Quá trình thực hiện đồng quản lý cho thấy đã có sự thay đổi rõ rệt trong suy nghĩ, nhận thức, hành động của người dân. Trách nhiệm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đã có sự chia sẻ và tham gia, hưởng ứng của cộng đồng, các bên liên quan tại địa phương.

Qua đó, các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản (ngăn chặn vi phạm về khai thác, thả rạn nhân tạo...), các hành vi đánh bắt IUU được hạn chế, giảm dần; tạo điều kiện cho nguồn lợi thủy sản có cơ hội sinh sôi, phát triển. Nhờ đó, sinh kế của người dân từ hoạt động đánh bắt trong vùng biển đồng quản lý đã khởi sắc, cải thiện hơn do nguồn lợi phục hồi nhanh. Đây là kết quả quan trọng nhất của các mô hình đồng quản lý hiện nay tại tỉnh Bình Thuận.

Tại hội thảo, đại diện 3 Hội Cộng đồng ngư dân Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý đã báo cáo nhanh những kết quả đạt được sau 5 năm hình thành và phát triển. Tuy nhiên, đại diện các hội này cũng nêu những khó khăn khi thực hiện như: Việc thực thi quyền và trách nhiệm được nhà nước giao, phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản sau khi được công nhận và giao quyền quản lý còn hạn chế; vẫn chưa thể đảm bảo được tính tự chủ...

Do đó, tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các địa phương, các đại biểu cũng đã tham gia thảo luận, đề xuất các phương án để mô hình đồng quản lý có thể nhân rộng các vùng biển khác trong toàn tỉnh, hoạt động bền vững hơn và ngày càng phát huy hiệu quả.

Phạm Huệ

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1