Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng
Lượt xem: 546

Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam tổ chức buổi làm việc hết sức ý nghĩa, hướng tới việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Trong đó, mục tiêu xây dựng, tổ chức, triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

 

Người khuyết tật luôn là một trong các đối tượng được nhà nước dành nhiều sự quan tâm và tạo điều kiện tiếp cận pháp luật một cách tích cực thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật. Trong đó, việc hợp tác giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội,... nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật là nhiệm vụ cần thiết và tất yếu. Theo Đề án, hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thói quan tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân đặc biệt là người yếu thế; nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân, Liên hiệp hội cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

 

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, truyền thông về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án đến các đơn vị thuộc phạm vi quản lý bằng hình thức phù hợp; ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện đề án;  theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.

 

2. Trên cơ sở và bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, trong đó xác định rõ các hoạt động để thực hiện Đề án; phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện Đề án tại cơ quan, tổ chức.

 

3. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp thông tin, pháp điển hóa đáp ứng yêu cầu thông tin, pháp lý của thành viên, hội viên;  xây dựng và triển khai những cách làm hay, mô hình sư phạm pháp luật hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của hội viên, đoàn viên của tổ chức mình;  xây dựng, duy trì các nhóm nòng cốt, nhóm cộng tác viên có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng TGPL, giải thích pháp luật, qua đó hỗ trợ hội viên, thành viên thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

 

4. Yêu cầu tổ chức giao các đơn vị trực thuộc làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội để Bộ, cơ quan ngang Bộ tổng hợp trong báo cáo công tác tư pháp hàng năm./.

 

 

Hải Lam Phương 

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1