Giám sát và Phản biện xã hội góp phần xây dựng, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân
Lượt xem: 260

 

(binhthuan.gov.vn) Giám sát và phản biện xã hội mang tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; không làm trở ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và phản biện xã hội; bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan và mang tính xây dựng; tôn trọng các ý kiến khác nhau, nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, đoàn viên, hội viên, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Kết quả đạt được

Một số kết quả nổi bật của công tác giám sát, phản biện xã hội là triển khai đầy đủ nội dung của Quyết định số 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW cho 20.823 lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên; trong công tác giám sát, lựa chọn và triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát; toàn tỉnh đã tổ chức được 10.887 cuộc giám sát đối với các tổ chức, cá nhân (cụ thể là cấp tỉnh thực hiện 144 cuộc giám sát; Cấp huyện thực hiện 1.049 cuộc giám sát; cấp xã thực hiện 9.694 cuộc giám sát); trong công tác phản biện xã hội, luôn chú ý việc tổ chức lấy ý kiến phản biện của các cơ quan, tổ chức có liên quan, Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, đội ngũ chuyên môn, đoàn viên, hội viên và Nhân dân; kết quả phản biện, ý kiến kiến nghị được gửi đến cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo văn bản, đề án, dự án để nghiên cứu tiếp thu và các cơ quan liên quan để theo dõi, chỉ đạo; toàn tỉnh đã tổ chức được 793 hội nghị phản biện (cụ thể là cấp tỉnh đã tổ chức 18 hội nghị; Cấp huyện tổ chức 138 hội nghị; Cấp xã tổ chức 638 hội nghị); Qua công tác giám sát và phản biện xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã đề xuất, kiến nghị 26.306 nội dung (trong đó có 19.577 kiến nghị qua giám sát, 6.729 kiến nghị qua phản biện xã hội) (Kiến nghị qua giám sát: Cấp tỉnh 803 kiến nghị; cấp huyện 3.422 kiến nghị; cấp xã 15.352 kiến nghị. Kiến nghị qua phản biện xã hội: Cấp tỉnh 151 kiến nghị; cấp huyện 990 kiến nghị; cấp xã 5.588 kiến nghị); từ đó kiến nghị những nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và nâng cao tính khả thi, hiệu quả của các chủ trương, chương trình, đề án, dự án (Cụ thể là các kiến nghị sau giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong thực hiện dự án đường Lê Duẩn, thành phố Phan Thiết; giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư phục vụ dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Bắc Bình, Tuy Phong đối với hội viên nông dân; việc triển khai thực hiện Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; việc thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào; thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Bình Thuận, giai đoạn 2012-2020; Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi về nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận., Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Dự án hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Đức Linh...); Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xã, phường, thị trấn ngày càng được quan tâm và phát huy tốt vai trò, chức năng (Hiện nay, toàn tỉnh có 124/124 Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn với 986 thành viên; Ban Giám sát đầu tư của cộng động được tổ chức triển khai hoạt động ở 124 xã, phường, thị trấn).

Nhìn chung, với kết quả đạt được có thể khẳng định là nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên về công tác giám sát, phản biện xã hội được nâng lên; vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội được phát huy; Quá trình triển khai thực hiện, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện việc công khai thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và Nhân dân thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội và đã đưa công tác giám sát, phản biện xã hội trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và từng bước nâng dần chất lượng, hiệu quả.

Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện xã hội còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Nhận thức về công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng và chính quyền ở một số địa phương cơ sở còn chưa đồng bộ; Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp huyện và cấp xã có nơi còn lúng túng trong việc đề xuất nội dung giám sát và cũng như chọn thành viên tham gia Đoàn giám sát phù hợp với nội dung giám sát; đối với cấp xã có nơi chọn nội dung giám sát chưa sát với tình hình thực tế ở địa phương và nội dung phản biện chưa phong phú; đối với công tác phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp huyện và cấp xã chỉ tập trung phản biện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các Nghị quyết chuyên đề của cấp ủy cùng cấp.

Phương hướng, giải pháp

Đầu tiên là Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giám sát, phản biện xã hội. Tiếp tục tăng cường mở các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu về kỹ năng giám sát, phản biện xã hội và một số lĩnh vực có liên quan cho đội ngũ cán bộ chuyên trách Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, tổ chức các hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về công tác giám sát, phản biện xã hội ở các tỉnh để MTTQ Việt Nam các địa phương học tập, trao đổi kinh nghiệm...

Tiếp theo, là tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác giám sát, phản biện xã hội; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tuyên truyền cho các đối tượng được giám sát, phản biện xã hội thấy rõ được lợi ích, tác dụng tích cực của công tác giám sát, phản biện xã hội mang lại.

Kế tiếp là thực hiện việc chọn chủ đề, giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội một cách khoa học, sát với nhu cầu của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; sát với thực tiễn, tình hình của địa phương, đơn vị để công tác giám sát, phản biện xã hội ngày càng đi vào thực chất, tránh hình thức; Chú trọng thực hiện nghiêm túc các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội. Cấp ủy, chính quyền, cơ quan chủ quản quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh các tổ chức, cơ quan không thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Chính quyền các cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã quan tâm thực hiện nghiêm túc việc bố trí đầy đủ kinh phí để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội theo quy định.

Cuối cùng là triển khai có kết quả Đề án số 12-ĐA/TU của Tỉnh ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận của Tỉnh ủy; theo đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, định kỳ tổ chức kiểm tra, khảo sát hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong hệ thống tổ chức mình; sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án; bám sát mục tiêu là 100% cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp quán triệt đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước; 100% cấp ủy các cấp theo chức năng, nhiệm vụ có văn bản chỉ đạo, định hướng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội hàng năm; 100% Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp (tỉnh, huyện, xã) xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, phản biện xã hội hàng năm; ít nhất 30% Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập được Tổ tư vấn; 90% cán bộ chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, thành viên các Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội hàng năm. Hằng năm mỗi đơn vị cấp tỉnh: thực hiện ít nhất 02 cuộc giám sát, ít nhất 01 cuộc phản biện xã hội; Hằng năm mỗi đơn vị cấp huyện thực hiện ít nhất 02 cuộc giám sát, ít nhất 01 cuộc phản biện xã hội; Hằng năm mỗi đơn vị cấp xã: tổ chức ít nhất 01 cuộc giám sát và ít nhất 01 cuộc phản biện xã hội.

https://www.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/tk%20QD217%20(1).jpg

Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

https://www.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/images/tk%20QD217%20(3).jpg

Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi về nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Dự án hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Đức Linh

Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

 

LTT_NTN

 

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1