Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Lượt xem: 1702

(binhthuan.gov.vn) Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, có mô hình chuyển giao các giống lúa mới, năng suất cao cho người dân như giống lúa Đài Thơm 8, ST24, ST25,… kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình canh tác thông qua việc thực hiện các thâm canh cây lúa theo phương pháp SRI, mô hình sản xuất lúa thân thiện với môi trường, mô hình cánh đồng lớn thâm canh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các vùng lúa trọng điểm. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 1.100 ha lúa sản xuất theo phương pháp SRI. Quá trình áp dụng phương pháp SRI đã giảm được mật độ gieo sạ, giảm chi phí giống, tiết kiệm nước tưới, giảm chi phí sản xuất, năng suất lúa tăng, lợi nhuận tăng hơn so với sản xuất đại trà trên 20%, sâu bệnh hại không đáng kể, chất lượng hạt lúa được nâng lên, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho việc phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp bao tiêu 100%.

Nhiều mô hình chuyển đổi mùa vụ từ ruộng trồng 3 vụ lúa chuyển sang trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu đông xuân; 2 vụ lúa chuyển sang trồng 1 vụ lúa và 1 vụ màu đông xuân để trồng bắp lai, đậu, mè... Mô hình đã thực hiện qua nhiều năm và đạt năng suất cao so với ngoài mô hình khoảng từ 20 - 30%, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sâu bệnh,… Đến nay, đã có nhiều địa phương nhân rộng mô hình này tại các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và thị xã La Gi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói, các mô hình sử dụng giống lúa mới hiện nay đã thay thế dần các giống bị thoái hóa, góp phần tăng thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực ở những vùng khó khăn, làm thay đổi dần tập quán sản xuất cũ của người dân, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, từ đó cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chuyển giao kỹ thuật các giống mới cho nhiều địa phương, với ưu điểm là kháng sâu bệnh, năng suất cao, giúp người dân thay thế các giống đã thoái hóa như mô hình trồng và thâm canh giống nho mới theo hướng GAP, mô hình sử dụng giống nho NH01–152, năng suất đạt 5,4 tấn/ha, lợi nhuận vụ đầu đạt 184 triệu/ha cao hơn giống nho cũ từ 50 – 100 triệu/ha. Mô hình mô hình canh tác cây đậu bắp, mô hình trồng ớt tập trung tại huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, sản phẩm sau khi làm ra được doanh nghiệp bao tiêu.

Ngoài ra, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chú trọng thực hiện chương trình khuyến nông trồng trọt trên các vùng đất cát, vùng khô hạn, vùng đất kém hiệu quả, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc... thông qua mô hình thâm canh cây mì cao sản, mì giống mới năng suất cao; mô hình trồng xoài giống mới R2E2 kết hợp tưới tiết kiệm; thâm canh cây mãng cầu ghép; thâm canh cây trôm lấy mủ; trồng măng tây xanh kết hợp tưới tiết kiệm nước... 

Nguyễn Phương

 

Video tuyên truyền
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
  • Mũi Kê Gà - Phan Thiết đẹp bất ngờ
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1